Header Ads Widget

Những lưu ý khi thi công móng cọc bê tông

Trong thi công xây dựng hiện nay, móng cọc bê tông được rất nhiều gia đình lựa chọn để sử dụng do cấu trúc bền vững chống được sự xâm thực của các hóa chất hòa tan trong nước phía dưới nền. Làm sao sao để thi công cọc bê tông được tốt nhất, không xảy ra sai sót? KhoaCatBeTong.net muốn chia sẻ đến bạn đọc những lưu ý khi thi công để tránh xảy ra sai sót không mong muốn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Cách tính tải trọng của cọc trong thi công cọc bê tông

Tại sao cần tính toán sức chịu tải của cọc

Sức chịu tải của cọc bê tông là khả năng gánh chịu phần lực của toàn bộ công trình. Vì vậy, tính toán tải trọng của cọc sẽ giúp công trình được đảm bảo và an toàn hơn. Ngoài ra, khi tính toán được sức tải sẽ xác định được số lượng cọc và cách bố trí cọc khi xây dựng nền móng tránh tình trạng sụt lún, nghiêng đổ khi đưa vào sử dụng.

Cách tính tải trọng của cọc

Tính theo nền đất

Tính chất của đất ảnh hưởng đến sức chịu tải của cọc. Do đó, tính toán tải trọng của cọc được tính theo công thức:

Qa = (γo /γn).(Rc,u/γk) – Wc

- γk :hệ số độ tin cậy theo của đất nền được xác định theo TCVN 5574:2012.

- γo :hệ số điều kiện làm việc, tính cả các yếu tố làm gia tăng độ đồng nhất của nền sau khi sử dụng cọc.

- γn :hệ số tin cậy về tầm quan trọng của công trình, được lấy bằng 1,2;1,5.

- Rc,u :sức chịu tải của cọc nén cực hạn.

- Wc :trọng lượng của cọc, bao gồm cả hệ số độ tin cậy, bằng 1,1.

Tính theo vật liệu

Vật liệu là một trong những thành phần chính cấu tạo nên cọc, vì vậy nó sẽ quyết định đến chất lượng và hiệu quả của cọc. Đối với cọc bê tông được tính theo công thức:

Pvl = µ.(Rb .Ab+RscAst)

- Ast: tổng toàn bộ diện tích cốt thép đáp ứng khả năng chịu lực.

- Ab: diện tích bê tông cấu thành cột.

- Rsc :cường độ tính toán của cốt thép.

- Rb :cường độ chịu nén của bê tông.

- µ :hệ số giảm khả năng chịu lực do ảnh hưởng của uốn dọc. Được tính theo trong TCVN 5574:2012.

Để tính sức chịu tải của cọc được chính xác nhất cần có bản vẽ kỹ càng để lựa chọn cọc đúng với tải trọng của công trình chẳng hạn như cọc 2525 chịu được tải trọng từ 35 đến 45 tấn.

Chuẩn bị trước khi thi công

rước khi tiến hành thi công cọc bê tông cần phải đo đạc diện tích thi công bởi diện tích trên sổ đỏ và diện tích thực tế có thể khác nhau. Có thể đo diện tích đất bằng GPS – máy đo bằng tay hay máy đo toàn đạc.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kỹ thuật như báo cáo khảo sát địa chất công trình, bản vẽ thiết kế móng, bản đồ công trình ngầm, văn bản về các thông số kỹ thuật,…

Khi chọn đơn vị đóng cọc cần có bản hợp đồng về:

- Lựa chọn cọc đạt tiêu chuẩn

- Lựa chọn máy cần có đồng hồ đảm bảo, bảng quy đổi, tem kiểm định rõ ràng.

- Giá tiền của cọc và tiền công đóng máy cần phải rõ ràng.

Thông báo đến nhà xung quanh về việc sắp thi công công trình và đặt biển báo thi công.

Chuẩn bị mặt bằng thi công giúp quá trình di chuyển máy được dễ dàng.

Vận chuyển, tập kết thiết bị thi công và vật liệu đến công trường.

Tiến hành đào cốt nền tới cao độ đáy đài móng sau đó đổ cát san phẳng mặt bằng.

Xác định vị trí ép cọc theo đúng bản vẽ kỹ thuật.

Quy trình thi công cọc bê tông

Ép cọc thử

Ép cọc thử là bước thi công không thể thiếu được bởi nó có khả năng đánh giá chất lượng, sức chịu tải của cọc.

Yêu cầu khi ép cọc thử

- Số lượng cọc thử không được ít hơn 3 cọc.

- Sàn đóng cọc thử phải đủ cứng để khi đóng sàn không bị lắc làm ảnh hưởng đến năng lượng xung kích của búa.

- Chất lượng cọc phải đúng với bản thiết kế.

- Sau khi kết thứ 3 ngày ép thử cần vỗ lại bằng 3 hồi búa, mỗi hồi 20 nhát. Độ chối cần đạt 2mm – 3mm/nhát, nếu không đạt cần thông báo lại bên kỹ thuật để kịp thời xử lý.

- Ghi chép lại diễn biến từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.

Các bước tiến hành thi công cọc bê tông

Bước 1: Xác định vị trí tim cọc chuẩn bị ép rung sau đó vận chuyển

Bước 2: Lắp thiết bị ép vào vị trí có cọc ép sao cho giá máy được kê vững chắc, thăng bằng, trục của cọc thẳng đứng và nằm trong cùng mặt phẳng.

Bước 3: Liên kết chắc chắn thiết bị ép với hệ thống neo sau đó tiến hành đặt quả đối trọng lên giá ép bằng cần cẩu.

Bước 4: Nhấc từng đoạn cọc vào vị trí lồng giá ép, dùng phương pháp hàn để nối cọc loại với nhau. Kết thúc ép được cho là hoàn thành khi ép đủ thông số kỹ thuật theo bản thiết kế.

Bước 5: Dùng máy toàn đạc để kiểm tra độ thẳng đứng của cọc. Tiến hành ép cọc với vận tốc 1cm/s, ép đến khi đầu cọc cách mặt đất 200mm thì dừng lại.

Bước 6: Di chuyển dàn ép dẫn hướng lên cao, cẩu tiếp đoạn giữa 9m lắp dựng vào dàn ép. Cần cài chặt đoạn đầu cọc vào tháp dẫn hướng sau đó hàn nối liên kết hai đoạn cọc vào với nhau . Tiến hành ép đoạn thân với vận tốc 1cm/s ép đến khi đầu cọc cách mặt đất 200mm thì ngưng lại.

Bước 7: Sử dụng cọc ép âm tiếp tục ép cho đến khi mũi cọc đạt độ sâu thiết kế.

Bước 8: Sau khi ép xong 1 cọc, tiến hành ép các cọc tiếp theo.Trong quá trình ép cọc trên móng thứ nhất, dùng cần trục cẩu dàn đế thứ 2 vào vị trí hố móng thứ hai.

Khi nào thì dừng ép cọc?

Mũi cọc đạt độ sâu thiết kế và lực ép đầu cọc không nhỏ hơn Pmin

- Nếu chiều sâu đã đạt Lmin mà lực ép chưa đạt Pmin, tăng lực ép đến Pmin thì dừng.

- Nếu lực ép đã đạt Pmin mà chưa đạt chiều sâu Lmin, tăng lực ép đến khi đạt Lmin thì dừng.

- Nếu lực ép đã tăng đến Pmax mà chưa đạt chiều sâu Lmin. Buộc phải dừng và hỏi ý kiến công ty tư vấn thiết kế.

Cọc nghiêng lớn hơn 1%, khi ép cọc gặp dị vật bất thường, cọc bị vỡ,… cần nhổ cọc lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới.

Khi lực ép đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tác động lên cọc tăng vượt (Pep)max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy trì  (Pep)max trong thời gian 5 phút.

Lực ép cọc vào thời điểm cuối cùng đạt trị số thiết kế: chiều sâu xuyên lớn hơn 3 lần được kính hoặc cạnh cọc, tốc độ xuyên không quá 1cm/sec.

Những lưu ý khi thi công cọc bê tông

- Chọn cọc bê tông phải đảm bảo đúng kích thước và đạt cường độ theo bản thiết kế.

- Đánh dấu chuẩn xác vị trí đóng cọc đã được tính toán trên bản thiết kế.

- Cần kiểm tra máy móc, thiết bị thi công xem có lỗi hay bị hỏng không.

- Kiểm tra các mối hàn, chiều dài và chiều cao xem đã đạt chuẩn chưa.

- Đập đầu cọc cần đảm bảo 20cm trong bê tông lót, 10cm để đặt lồng thép và 40cm của thép.

- Khi đóng cọc 4×6, 5×5, 6×4 cần theo dõi để tránh lệch tâm của cọc khi đã xác định được vị trí.

- Khí đóng cọc thứ 3, tải mới lên cần chú ý việc đạt được tải. Có chỗ đóng tầm 13m đã vượt quá tải dẫn đến việc bị nhổ neo, ảnh hưởng đến tải thứ 2.

- Cần theo dõi khi thi công để tránh quên mất tải trọng của cọc

- Đảm bảo an toàn lao động.

Trên đây là tất cả những lưu ý khi thi công cọc bê tông mà chúng tôi chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài biết này có ích cho những ai chuẩn bị xây nhà hay chuẩn bị đóng cọc.

Nguồn: SuaChuaDienNuoc.net